Vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trong trường hợp nào?

Vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trong trường hợp nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Nguyễn Hải Anh (email: anh***gmail.com). Vừa qua, tôi có đến Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh để nhờ trợ giúp giải quyết một vụ việc. Tuy nhiên, tôi được cán bộ ở đây trả lời là vụ việc không thể được trợ giúp pháp lý. Tôi rất thắc mắc những trường hợp nào mà vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện. Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Trường hợp mà vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2006.

Theo đó, vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trong những trường hợp sau đây: 

a) Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý không thuộc đối tượng quy định tại Điều 10 của Luật Trợ giúp pháp lý 2006;

b) Người được trợ giúp pháp lý cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;

c) Người được trợ giúp pháp lý vi phạm nghiêm trọng nội quy hoặc có hành vi làm mất trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

d) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý;

đ) Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp;

e) Vụ việc trợ giúp pháp lý không phù hợp với quy định tại Điều 5 và Điều 26 của Luật này;

g) Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc trường hợp chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 37 của Luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp mà vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý 2006.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào