Người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?

Người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em tên là Lê Ngọc Hân (email của em là han***@gmail.com). Hiện em đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Văn Lang. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập: Người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2006.

Theo đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như sau:

1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý.

2. Người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên);

b) Luật sư;

c) Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật (sau đây gọi là Tư vấn viên pháp luật).

3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia trợ giúp pháp lý:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;

c) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;

đ) Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị thu hồi giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý 2006.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào