Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban lâm thời Quốc hội
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn giám sát chuyên đề Quốc Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban lâm thời Quốc hội được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó, Ủy ban lâm thời có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch điều tra;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch điều tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng điều tra chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày Quốc hội ra nghị quyết thành lập Ủy ban lâm thời; thông báo chương trình và thành phần Ủy ban lâm thời chậm nhất là 05 ngày trước ngày Ủy ban lâm thời tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng điều tra;
c) Thực hiện đúng nội dung điều tra; phân công các thành viên Ủy ban lâm thời tiến hành hoạt động điều tra tại địa phương hoặc cơ quan, tổ chức;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng điều tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung điều tra; giải trình những vấn đề Ủy ban lâm thời quan tâm;
đ) Trưng cầu giám định, mời chuyên gia tư vấn, thu thập thông tin, gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với những người có liên quan về những vấn đề mà Ủy ban lâm thời xét thấy cần thiết;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung điều tra;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định trong nghị quyết của Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời;
h) Khi kết thúc hoạt động điều tra, Ủy ban lâm thời báo cáo Quốc hội xem xét kết quả điều tra tại kỳ họp gần nhất.
Trước khi báo cáo Quốc hội, Ủy ban lâm thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả điều tra.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban lâm thời Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật