Quy định của luật pháp về hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản?

Quy định của Luật pháp về hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản?

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan sau đây:
 
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực.
 
Đe dọa dùng vũ lực là hành vi có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nơi, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay thức khắc. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội cướp tài sản quy định tại Điều 133. Trong thực tế, có những trường hợp người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã thực hiện hành vi dùng vũ lực đối với người bị hại thì cũng không phải là hành vi cướp tài sản mà vẫn là hành vi cưỡng đoạt tài sản.
 
Nói chung người phạm tội chỉ đe dọa dùng vũ lực, nếu người bị hại không giao tài sản thì người phạm tội cũng không dùng vũ lực. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp người phạm tội vẫn thực hiện lời đe dọa của mình để trả thù.
 
Nếu người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực và nói rõ ý định của mình buộc người có trách nhiệm về tài sản phải giao tài sản cho người phạm tội trong một thời gian nhất định, thì việc xác định hành vi phạm tội của họ dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực trực tiếp đối với người có trách nhiệm về tài sản hoặc đối với người khác để buộc học phải giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là trường hợp thực tiễn xét xử dễ nhầm lẫn với tội cướp tài sản, bởi vì nếu xác định người phạm tội đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thì đó là hành vi phạm tội cướp tài sản.
 
Nếu xác định người phạm tội chỉ đe dọa sẽ dùng vũ lực chức không có căn cứ cho rằng người phạm tội dùng vũ lực ngay tức khắc nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội, thì đó là hành vi cưỡng đoạt tài sản.
 
Người phạm tội có thể đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhưng cũng có thể đe dọa dùng vũ lực đối với người khác (chủ yếu là đối với người thân của người có trách nhiệm với tài sản).
 
- Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản:
 
Ngoài hành vi đe dọa dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản đế chiếm đoạt tài sản.
 
Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như:
 
+ Dọa sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết.
 
+ Dọa sẽ hủy hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội.
 
+ Bịa đặt vu khống người có trách nhiệm về tài sản.
 
+ Gỉa danh cán bộ, chiến sĩ công an, quân đối, thuế vụ, hải quan.... để kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản.
 
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi được thực hiện một cách công khai, trắng trợn chủ yếu với người có trách nhiệm về tài sản, còn đối với những người khác, người phạm tội không quan tâm. Nếu hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi công cộng, người phạm tội chỉ công khai trắng trợn với người có trách nhiệm về tài sản còn những người khác thì người phạm tội lại có ý thức lén lút

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào