Thẩm quyền giám sát hoạt động của Quốc hội trong việc xem xét các báo cáo
Thẩm quyền giám sát hoạt động của Quốc hội trong việc xem xét các báo cáo được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó, Quốc hội xem xét các báo cáo sau đây:
- Báo cáo công tác hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội; Báo cáo của Chính phủ về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
- Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo khác theo nghị quyết của Quốc hội hoặc theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trên đây là quy định về thẩm quyền giám sát hoạt động của Quốc hội trong việc xem xét các báo cáo. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật