Thẩm quyền giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội được quy định thế nào?

Thẩm quyền giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Phong, đang sinh sống ở Sóc Trăng, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi đại biểu Quốc hội có thẩm quyền trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tổ chức không? Vấn đề này được thể hiện thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Phong_091**)

Thẩm quyền giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:

Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu.

Trên đây là quy định về thẩm quyền giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào