Quy định của pháp luật về hậu quả của tội cưỡng đoạt tài sản?

Quy định của pháp luật về hậu quả của tội cưỡng đoạt tài sản?

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, điều này được thể hiện ngay điều văn của điều luật " nhằm chiếm đoạt tài sản ",  do đó cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện  hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.
Nếu hậu quả chưa xảy ra (người phạm tội chưa chiếm được tài sản) thì cũng không vì thế mà cho rằng tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt, vì người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan đó là đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần của người có tránh nhiệm về tài sản. Tuy nhiên, nếu người phạm tội chưa thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc chưa dùng thủ đoạn khác uy hiếp uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản, thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội. Ví dụ: A, B, C viết thư đe dọa D nhằm buộc D phải giao cho chúng một số tiền, nhưng chưa gửi cho D thì bị phát hiện. Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự thì người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó chỉ người chuẩn bị phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 135 mới phải chịu trách nhiệm hình sự, vì khoản 1 Điều 135 không phải là tội phạm nghiêm trọng.
 
Cấu tạo của Điều 135 không có quy định trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là tình tiết định khung hình phạt, do đó nếu ngươi phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người bị hại hoặc người khác thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 104. Ví dụ: sau khi đã cưỡng đoạt được tài sản, người phạm tội bỏ đi thì bị phát hiện nên đã dùng vũ khí tấn công người bị hại hoặc người đuổi bắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của những người này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào