Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản?

Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản?

Cũng như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt được tài sản. Nếu hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản lại nhằm một mục đích khác mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội tương ứng khác. Ví dụ: để trả thù anh Đinh Văn Q, nên Đỗ Cao Th đã viết đơn vu khống anh Q dùng bằng tốt nghiệp phổ thông giả nhằm ngăn cản việc anh Q sắp được đề bạt. Hành vi của Đỗ Cao Th là hành vi phạm tội vu khống quy định tại Điều 122.
 
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản. Ví dụ: Đỗ Cao Th vừa nêu ở trên, sau khi viết đơn vu khống, Đỗ Cao Th lại yêu cầu anh ư phải giao cho y 1 khoản tiền thì y mới rút đơn, bãi nại cho anh Q thì hành vi của H đã chuyển hóa từ tội vu khống thành tội cưỡng đoạt tài sản.
 
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào