Thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế

Thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Danh, đang sinh sống ở Thái Bình, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi việc đề xuất gia nhập điều ước quốc tế được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Danh_093**)

Thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế được quy định tại Điều 41 Luật Điều ước quốc tế 2016, theo đó:

Thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế được quy định như sau:

- Cơ quan quy định tại Điều 8 của Luật này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ quyết định, trình Chủ tịch nước quyết định hoặc trình để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định về việc gia nhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 43 của Luật này.

- Trước khi đề xuất về việc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

- Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.

- Việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế mới để gia nhập điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định từ Mục 1 đến Mục 6 của Chương này.

Trên đây là quy định về thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Điều ước quốc tế 2016.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào