Những hàng gì bị cấm mang ra nước ngoài?
Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định những loại hàng hóa sau bị cấm xuất khẩu:
- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
- Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
- Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
- Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
- Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
- Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB.
- Các loài thủy sản quý hiếm.
- Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.
- Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.
- Hóa chất độc, hóa chất cấm.
Vận chuyển hàng cấm
Theo điều 155 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/6/2009, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được quy định:
- Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi đã quy định hoặc đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp… có thể bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm.
- Người phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến 30 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Thư Viện Pháp Luật