Hồ sơ rút vốn gửi Bộ Tài chính đối với hình thức thanh toán trực tiếp các khoản ODA, vay ưu đãi
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 111/2016/TT-BTC thì hồ sơ rút vốn gửi Bộ Tài chính đối với hình thức thanh toán trực tiếp các khoản ODA, vay ưu đãi được quy định như sau:
- Công văn đề nghị rút vốn kèm theo Đơn rút vốn, các sao kê theo mẫu và các chứng từ cần thiết theo quy định của nhà tài trợ;
- Hóa đơn hoặc đề nghị thanh toán của nhà thầu, nhà cung cấp;
- Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi (bản chính);
- Ngoài các tài liệu nêu trên, đối với khoản chi tạm ứng, chủ dự án gửi Bộ Tài chính bảo lãnh tạm ứng của ngân hàng thương mại, giá trị bảo lãnh tạm ứng tương đương giá trị tạm ứng, thời gian bảo lãnh tạm ứng cho đến khi chủ dự án thu hồi hết số vốn đã tạm ứng.
- Trường hợp thực hiện kiểm soát chi sau, chủ dự án cần lưu ý xử lý việc rút vốn theo từng giai đoạn thanh toán như sau:
+ Trong giai đoạn thanh toán giữa kỳ, nếu giá trị Giấy xác nhận thanh toán của cơ quan kiểm soát chi có chênh lệch với số chi thực tế đã thanh toán ở kỳ trước, chủ dự án chịu trách nhiệm điều chỉnh số chênh lệch này vào giá trị thanh toán của kỳ kế tiếp.
+ Thanh toán kỳ cuối: Chủ dự án gửi Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi đối với kỳ thanh toán trước đó và của kỳ thanh toán cuối cùng để đảm bảo toàn bộ khối lượng thanh toán của Hợp đồng dự án đã được kiểm soát chi.
Hồ sơ rút vốn gửi Bộ Tài chính đối với hình thức thanh toán trực tiếp các khoản ODA, vay ưu đãi được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư 111/2016/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, sự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật