Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tiến, đang sinh sống ở Vũng Tàu, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi là việc thẩm định điều ước quốc tế của Bộ Tư pháp được thực hiện thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Tiến_097**)

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế được quy định tại Điều 20 Luật Điều ước quốc tế 2016, theo đó:

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định điều ước quốc tế trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 21 của Luật này hoặc trong thời hạn 60 ngày trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Nội dung thẩm định điều ước quốc tế bao gồm:

a) Tính hợp hiến;

b) Mức độ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế;

d) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế do Bộ Tư pháp đề xuất ký, điều ước quốc tế đề xuất ký còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định điều ước quốc tế.

Thành phần của Hội đồng thẩm định điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Trên đây là quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Điều ước quốc tế 2016.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tư pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào