Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế

Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thy, đang sinh sống ở Lâm Đồng, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Theo tôi được biết Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trong việc kiểm tra điều ước quốc tế. Vậy trách nhiệm này quy định thế nào? Cụ thể ra sao? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Mai Thy_093**)

Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế được quy định tại Điều 18 Luật Điều ước quốc tế 2016, theo đó:

1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trong thời hạn 30 ngày trong trường hợp thành lập Hội đồng kiểm tra quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Nội dung kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm:

a) Sự cần thiết, mục đích ký điều ước quốc tế trên cơ sở đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài;

b) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;

c) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

đ) Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, cấp ký, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bản điều ước quốc tế;

e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất ký điều ước quốc tế;

g) Tính thống nhất của văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng nước ngoài.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thành lập Hội đồng kiểm tra để kiểm tra điều ước quốc tế.

Thành phần của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Trên đây là quy định về trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Điều ước quốc tế 2016.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Ngoại giao

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào