Về khoán thuế

Quy định về khoán thuế như thế nào?

Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 hướng dẫn khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán như sau:

“1. Đối tượng nộp thuế khoán

Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên nộp thuế theo phương pháp khoán (gọi chung là Hộ nộp thuế khoán) bao gồm:

a) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế.

b) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

c) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.

d) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.

Căn cứ điểm c Khoản 8, điều 11, Thông từ số 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp khai thuế GTGT đối với Doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý:

“c) Người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý, kê khai thuế giá trị gia tăng như sau:

- Đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp khấu trừ, người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 Đối với hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý, người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này”.

Căn cứ vào các hướng dẫn trên, Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc đá quý phải kê khai, tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, không thuộc đối tượng nộp thuế khoán theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào