Nộp tiền bảo đảm khi nhận việc có đúng quy định không?
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012 về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
"1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."
Có thể thấy, khi tuyển dụng nếu động, người sử dụng lao động không được phép yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền cho việc thực hiện hợp đồng. Nếu cố ý bắt người lao động phải đóng tiền mới được vào làm việc thì hành vi này sẽ bị coi là trái pháp luật lao động, nếu số tài sản giá trị lớn hoặc đối với nhiều người có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009) hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009):
"Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
... "
"Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Đồng thời theo quy định tại Điều 334 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về việc tố cáo hành vi phạm tội như sau:
"Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".
Như vậy, trong trường hợp này, bạn quyền tố cáo đến công an quận/huyện, nơi công ty đó đóng trụ sở để tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yêu cầu công an điều tra về hành vi này. Nếu có căn cứ để xác định những người trong công ty có hành vi phạm tội, thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức độ khác nhau. Và bạn và những người khác có thể nhận lại được số tiền đã bị chiếm đoạt trái pháp luật gây ra, hơn nữa còn có thể nhận được tiền bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trong trường hợp này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý trường hợp người lao động bị yêu cầu nộp tiền bảo đảm khi nhận việc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật