Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013.
Theo đó, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được quy định như sau:
a) Chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và duy trì các điều kiện quy định tại Điều 37 của Luật này trong quá trình hoạt động;
b) Chỉ được thực hiện dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đúng quy định trong Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
c) Thực hiện việc xử lý theo chỉ định và chịu sự giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp phải xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ;
d) Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xử lý và sức khỏe cộng đồng;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
e) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
g) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật