Để đòi phần tiền lương sau khi nghỉ việc
Khoản 3, Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của bộ luật này (lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo quy định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền).
Việc bạn nghỉ việc nhưng chỉ báo trước 30 ngày là chưa phù hợp. Tuy nhiên, nếu được giám đốc Cty đồng ý (với điều kiện bạn phải chứng minh được) thì hai bên thực tế đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3, Điều 36 Bộ luật lao động 2012.
Khoản 2, Điều 23 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp NLĐ vi phạm”. Do đó, nếu hai bên chỉ có ký thỏa thuận bảo mật thông tin mà không có ký thỏa thuận NLĐ không được phép kinh doanh cùng ngành nghề của Cty sau khi nghỉ việc, thì việc kinh doanh của bạn không vi phạm thỏa thuận.
Nếu Cty không trả lương cho bạn, trước hết bạn phải khiếu nại đến Cty để làm cơ sở hòa giải. Nếu Cty không hòa giải hoặc hòa giải không thành, bạn có thể khiếu nại đến Thanh tra Lao động nơi Cty đóng trụ sở nhờ giải quyết hoặc khởi kiện Cty ra tòa. Nếu khởi kiện, bạn có thể khởi kiện tại tòa án cấp huyện nơi Cty đóng trụ sở hay nơi mình cưu trú theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thư Viện Pháp Luật