Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản?
Cũng như đối với tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi giật tài sản, khác với tội cướp, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội cướp giật tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi giật tài sản, vì hành vi giật tài sản dã bao hàm mục đích chiếm đoạt.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiện bắt buộc để xác định tội danh. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Ví dụ: Nguyễn Hùng C, là học sinh lớp 12, có thù với chị Vũ Thị H, vì C cho rằng H nói xấu C, nên C đã bàn với Đào Văn T giật dây chuyền bạch kim của chị H. C đã chỉ mặt H và cho T biết quy luật đi lại của H để T thực hiện hành vi giật dây chuyền của chị H. Sau khi giật được dây chuyền của H, C và T bán lấy tiền chia nhau.
Thư Viện Pháp Luật