Quy định của phát luật về trường hợp phạm tội cướp tài sản không có các tình tiết định khung hình phạt?
Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 136, là cấu thành cơ bản của tội cướp giật tài sản. Khi quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136. Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự (Từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu các tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng.
- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người có ít tình tiết giảm nhẹ.
- Người phạm tội chiếm đoạt tài sản phải bị phạt nặng hơn người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản , tài sản bị chiếm đoạt càng nhiều, hình phạt càng nặng.
- Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt, có thể được áp dụng dưới mức một năm tù hoặc được chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 thì cũng có thể được hưởng án treo.
- Nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi giật tài sản nhưng vì những lý do khác nhau nên chưa chiếm đoạt được tài sản thì coi trường hợp phạm tội chưa đạt và người phạm tội sẽ được áp dụng quy định tại Điều 52 về quyết định phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt (hình phạt cao nhất đối với người phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 là không quá 3/4 của năm năm).
Nếu mới chuẩn bị phạm tội đã bị bắt và thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 136 thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản, vì theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự thì người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 136 chỉ là tội phạm nghiêm trọng).
Thư Viện Pháp Luật