Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Quế, là đang sinh sống ở Quảng Ngãi. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn được xây dựng như thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Ngọc Quế_096**)

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, theo đó:

Việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh được thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của năm học với nội dung gồm:

- Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương;

- Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh);

- Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia;

- Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo trong năm học: Ghi rõ ngày, tháng nhận gạo (theo số đợt tiếp nhận gạo từng học kỳ).

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của tỉnh gửi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.

Trên đây là quy định về việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào