Phân biệt tạm giam, tạm giữ
Tạm giam
Khái niệm, điều kiện áp dụng
- Là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.
- Áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; nếu phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra (Khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003).
Nơi tạm giam
+ Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương.
Thời hạn áp dụng
- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1 Điều 120).
- Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra, cơ quan điều tra trình văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn.
Tạm giữ
Khái niệm, điều kiện áp dụng
- Là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
- Áp dụng đối với những người bị bắt khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã (Khoản 1 Điều 86).
Nơi tạm giữ
- Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự:
+ Nhà tạm giữ, buồng tạm giữ, trại tạm giam.
+ Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh.
+ Trại tạm giam quân sự.
- Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
+ Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính.
+ Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Thời hạn áp dụng
- Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự:
+ Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
+ Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày.
+ Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày.
- Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
+ Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ.
+ Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
+ Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Thư Viện Pháp Luật