Quy định của pháp luật về hậu quả của tội cướp giật tài sản ?
Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn những thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác. Mặc dù điều văn của điều luật không xác định rõ, nhưng về lý luận tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, do đó chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành, nếu hành vi giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Tội cướp giật tài sản là tội phạm nghiêm trọng nên nhà làm luật không quy định mức tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu cấu thành tội phạm như đối với các tội khác như tội trộm cắp, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Do đó người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị lớn hay chỉ có giá trị nhỏ (hoa tai giả, dây chuyền giả) vẫn là phạm tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn thì thuộc vào trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 136 tùy theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc các thiệt hại khác là những dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cướp tài sản. Ví dụ: gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, từ 31% đến 60% thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, từ 61% trở lên thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Bộ luật hình sự.
Thư Viện Pháp Luật