Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hành chính
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hành chính được quy định tại Điều 32 Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án, theo đó:
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Luật tố tụng hành chính.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính với các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành văn bản hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính;
b) Theo dõi, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính;
c) Xây dựng báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết về công tác thi hành án hành chính theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thi hành án; báo cáo, đề xuất trong trường hợp đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hành chính. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật