Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trưng cầu ý dân
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Trưng cầu ý dân 2015.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trưng cầu ý dân được quy định như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền:
1. Quyết định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu, bỏ phiếu lại.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.
4. Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân, nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản khác sử dụng trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân.
6. Nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến.
7. Lập báo cáo tổng hợp kết quả trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
8. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả trưng cầu ý dân. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội là quyết định cuối cùng.
10. Xác định, công bố kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước và báo cáo Quốc hội về kết quả tổ chức trưng cầu ý dân tại kỳ họp gần nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật