Trường hợp nào được coi là phạm tội cướp giật tài sản hành hung để tẩu thoát?
Đây là trường hợp sau khi đã giật được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt đã có hành vi dùng vũ lực đối với chủ sở hữu hoặc những người khác, nhưng hành vi dùng vũ lực chưa gây ra thương tích hoặc nếu đã gây thương tích thì tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, thì tùy thuộc vào mức tỷ lệ thương tật mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 khoản 4 Điều 136 Bộ luật hình sự. Khi xác định trường hợp phạm tôi này, cần phần biệt với người phạm tội hành hung không nhằm mục đích tẩu thoát mà nhằm giữ bằng được tài sản. Nếu người phạm tội sau khi đã giật được tài sản, bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài sản bằng cách hành hung người khác thì người phạm tội bị truy cướp trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Trường hợp này, khoa học luật hình sự gọi là chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản (đầu giật đuôi cướp).
Thực tiễn xét xử cho thấy việc phân biệt giữa cướp giật có tình tiết hành hung để tẩu thoát với trường hợp chuyển hóa từ cướp giật sang tội cướp tài sản trong một số trường hợp không dễ, vì mục đích của người phạm tội không phải bao giờ cũng được thể hiện ra bằng hành vi, nhiều trường hợp người phạm tội che dấu mục đích của mình để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên chỉ thừa nhận hành hung để chiếm bằng được tài sản. Vì vậy, khi xác định người phạm tội hành hung để tẩu thoát hay để chiếm đoạt bằng được tài sản phải căn cứ vào tất cả các tình tiết của vụ án, thời gian, không xảy ra sự việc, đặc điểm của tài sản bị chiếm đoạt. Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, nếu còn băn khoăn không xác định rõ người phạm tội hành hung để giữ bằng được tài sản thì cũng không nên xác định hành vi của họ đã chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản.
Thư Viện Pháp Luật