Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào?

Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Sơn Tùng, địa chỉ mail sơn_tung_****@gmail.com hỏi: Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em đang làm nghiên cứu về đề tài tố tụng dân sự, chủ yếu là về hoạt động tái thẩm. Cho em hỏi: Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn!

Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự được quy định tại Điều 354 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:  

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự, được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào