Quy định của pháp luật về tội cướp giật tài sản gây hậu quả rất nghiêm trọng?
Cũng như trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể chất, về tài sản, thiệt hại phi vật chất do hanh vi cướp giật gây ra. Nói chung, hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cướp giật tài sản gây ra, tương đương với các tình tiết quy định tại khoản 3 Điều 136 Bộ luật hình sự vì nó được quy định trong cùng một khung hình phạt với các tình tiết này. Căn cứ vào các quy định tại Điều 136, qua thực tiễn xét xử có thể coi những thiệt hại sau y là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi phạm tội cướp tài sản gây ra:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này cộng lại từ 31% đến 60% (bao gồm tỷ lệ thương tật do hành vi cướp giật trực tiếp và tỷ lệ thương tật do hành vi cướp giật gián tiếp gây ra).
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, nhưng không phải giá trị tài sản người phạm tội cướp giật.
- Ngoài những thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản có thể xác định được như đã nêu trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi cưỡng đoạt tài sản gây ra, như ảnh hưởng xấu đến an ninh , trật tự, an toàn xã hội; gây hoang mang cho nhiều người trên 1 địa bàn nhất định, làm cho nhiều người vì quá sợ hãi nên phải bỏ học, bỏ việc làm, không dám lao động sản xuất, không dám buôn bán.. Những thiệt hại phi vật chất, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể, xảy ra ở một địa bàn cụ thể, mới có thể xác định dược chính xác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 136 thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, nhưng mức độ nghiêm trọng cao hơn trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 136. Khi quyết định hình phạt, cần chú ý một số điểm sau:
Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới bảy năm tù) nhưng không được dưới ba năm tù. Nói chung không nên cho người phạm tội được hưởng án treo, trừ trường hợp đặc biệt, người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, có nhân thân tốt, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, đáng được khoan hồng và đảm bảo đúng các quy định tại Điều 60.
Thư Viện Pháp Luật