Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào?

Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Tôi hiện đang có ý định ôn thi công chức ngành Tòa án. Trong các nội dung ôn tập có nội dung về pháp luật tố tụng dân sự. Cho tôi hỏi: Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! Nguyễn Thanh Lý, HN (SĐT: 01633***)

Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Điều 347 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:  

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;

b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào