Việc cấp dưỡng cho các con sau ly hôn là hoàn toàn tự nguyện, không được ép buộc là đúng hay sai?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 qui định nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Trong trường hợp gia đình anh H, việc anh H không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con không chỉ trái về đạo lý mà còn là hành vi trái pháp luật, không tuân thủ và chấp hành pháp luật, sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hoặc chế tài hình sự để xử lý nếu xét thấy cần thiết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc cấp dưỡng cho các con sau ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật