Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?

Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào? Bạn đọc Tuyền Đặng, địa chỉ mail Đặng_Tuy****@gmail.com hỏi: Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em hiện đang là sinh viên khối ngành kinh tế. Bọn em đang học về Pháp luật đại cương, trong đó có các quy định về pháp luật tố tụng. Nên, cho em hỏi: Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Em xin cám ơn!

Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 321 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:  

1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.

2. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về hiệu lực của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục rút gọn, được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào