Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm dân sự được quy định như thế nào?

Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Lê Nguyễn Tùng, địa chỉ mail lenguyenh****@gmail.com hỏi: Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em hiện đang công tác trong ngành tòa án, chủ yếu là liên quan tới các vụ án dân sự. Em đã tham gia nhiều vụ án phúc thẩm dân sự. Em có một thắc mắc là: Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm dân sự được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Em xin cám ơn!

Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm dân sự được quy định tại Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:  

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm dân sự, được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào