Trả tiền thuê khoán và phương thức trả trong pháp luật dân sự

Trả tiền thuê khoán và phương thức trả trong pháp luật dân sự được quy định như thế nào? Xin chào quý anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật! Tôi là cán bộ đã về hưu, hiện đang có tìm hiểu chút ít pháp luật. Hiện nay Bộ luật dân sự 2015 mới có hiệu lực, tôi có một vài thắc mắc sau khi tìm hiểu sơ qua. Anh chị cho tôi hỏi: Trả tiền thuê khoán và phương thức trả trong pháp luật dân sự được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ các anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn! SĐT: 0966445***

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc trả tiền thuê khoán và phương thức trả được quy định như sau:

- Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.

- Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.

- Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thỏa thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.

- Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.

Trả tiền thuê khoán và phương thức trả trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 488 Bộ luật dân sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào