Quy định của pháp luật về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại rất nghiêm trọng?

Quy định của pháp luật về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại rất nghiêm trọng?

Gây thiệt hại sau đây được coi là các hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản gây ra:
 
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của một ngươi có tỷ lệ thương tật từ 41% đến 60%.
 
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nhiền người  mà tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 41% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả mọi người từ 41% đến 60%.
 
- Gây thiệt về tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
 
- Ngoài thiệt hại về sức khỏe, tài sản, còn những thiệt hại khác như ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an ninh ở địa phương, gây hoang mang cho nhân dân địa bàn nhất định... Những thiệt hại này, tùy từng vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định đã là hậu quả nghiêm trọng hay chưa.
 
Phạm tội một trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự thì người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm tới mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt cần chú ý các điểm sau:
 
Nếu người phạm tội có từ 2 tình tiết giảm nhẹ tội trở lên, không có tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Tòa án có thể áp dụng mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới bảy năm tù) nhưng không được dưới hai năm tù.
 
Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì khi quyết định hình phạt cần chú ý đến các tình tiết tương tự như đã nếu ở mục 2 phần này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào