Thủ tục thuyên chuyển công tác
Theo Điều 50, Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Điều 35. Điều động công chức
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 38. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Như vậy, nếu bạn muốn chuyển công tác từ Hà Nội về công tác tại tỉnh khác không thuộc Hà Nội thì bạn sẽ phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan đang công tác ( Sở tại Hà Nội ) và cơ quan dự kiến chuyển đến ( tỉnh khác Hà Nội.)
Thư Viện Pháp Luật