Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống khủng bố

Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống khủng bố được quy định như thế nào? Em tên là Lê Huy Nam, hiện đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Công nghiệp TP,HCM. Qua tìm hiểu, em được biết Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trong phòng, chống khủng bố. Em rất thắc mắc nội dung cụ thể của trách nhiệm này như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Email của em là nam***@gmail.com.

Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống khủng bố đã được quy định cụ thể tại Điều 46 Luật Phòng, chống khủng bố 2013.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trong phòng, chống khủng bố như sau:

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố 2013 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động phòng, chống khủng bố;

b) Phối hợp với các đơn vị Công an, Quân đội xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố tại các cơ sở xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và mạng liên lạc; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin để phát hiện, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố, tài trợ khủng bố;

c) Quản lý việc đưa tin về khủng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng, chống khủng bố cho cán bộ, nhân dân; đấu tranh với các hoạt động thông tin, truyền thông của tổ chức, cá nhân khủng bố.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống khủng bố. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống khủng bố 2013.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Thông tin và Truyền thông

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào