Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản?

Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản?

Do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là "chiếm đoạt", nhưng chiếm đoạt bằng hành vi lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không giữ cẩn thận, hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan như chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà người quản lý tài sản không biết. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể chứng kiến rất nhiều hành vi trộm cắp như: trộm cắp ở bến xe, nhà ga, khách sạn, trong chợ, ngoài đường, trộm đêm, trộm ngày, trên các phương tiện giao thông... ở đâu, lúc nào cũng có thể xảy ra hành vi trộm cắp tài sản.
 
Tuy nhiên, không phải trường hợp phạm tội nào cũng giống nhau, thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều trường hợp dễ nhầm lẫn với các tội phạm khác, có khi chúng ta xác định hành vi đó là tội trộm cắp, nhưng lại không phải, ngược lại có trường hợp được xem không phải là hành vi trộm cắp nhưng lại đúng là trộm cắp. Đối với các trường hợp thường nhầm với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội chiếm giữ trái phép tài sản. Để xác định hành vi trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp một số tội phạm khác gần kề, chúng ta nghiên cứu một số dạng trộm cắp tài sản có tính chất đặc thù sau:
 
- Người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối tiếp cận tài sản để đến khi có điều kiện lén lút chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
 
- Người phạm tội lợi dụng chỗ đông người, chen lấn, số đẩy, để chiếm đoạt tài sản người khác.
 
- Người phạm tội lợi dụng người quản lý tài sản không có mặt ở nơi để tài sản hoặc tài sản không có người trực tiếp quản lý (tài sản ở nơi công cộng) , nên đã chiếm đoạt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội trộm cắp tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào