Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em tên là Diễm Quỳnh, hiện đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Em đang tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động phòng, chống khủng bố và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Mail của em là quynh***@gmail.com.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố đã được quy định cụ thể tại  Điều 16 Luật Phòng, chống khủng bố 2013.

Theo đó, người chỉ huy chống khủng bố có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;

b) Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;

c) Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

- Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống khủng bố 2013 có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

- Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tạị Luật Phòng, chống khủng bố 2013.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào