Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản?

Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản?

Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt được tài sản.
 
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Vì vậy có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đích đó không cấu thành một tội phạm độc lập.
 
Ví dụ: M cùng công tác với H ở Công ty X và cùng yêu chị L, nhưng chị L chưa nhận lời yêu ai, M cho rằng H là lực cản để M đến với chị L, nên M đã trả thù H băng cách xúi giục D và V là những tên trộm cắp chuyên nghiệp lấy trộm xe của H, nhưng không đòi D và V phải chia tiền bán xe cho M.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội trộm cắp tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào