Xử lý các trường hợp đến hạn trả nợ gốc của ngân sách nhà nước cho Quỹ bảo hiểm xã hội
Khi đến hạn trả nợ gốc mà ngân sách chưa thể chi trả được thì sẽ xử lý theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 30/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Trường hợp đến hạn trả nợ gốc, Bộ Tài chính tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, xử lý thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ chính phủ và các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nếu Bộ Tài chính có văn bản đề nghị gia hạn thời gian trả nợ gốc hoặc vay lại Khoản nợ gốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:
a) Trường hợp gia hạn nợ: Mỗi Khoản vay chỉ được gia hạn nợ một lần, thời hạn tối đa không quá 01 năm; lãi suất cho vay tiếp tục thực hiện theo mức lãi suất của hợp đồng khi đến hạn hoặc mức lãi suất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp cho vay lại: Bộ Tài chính chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả hết tiền lãi của hợp đồng đến hạn trả nợ, sau đó cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập lại hợp đồng cho vay theo quy định tại Khoản 6 Điều này; thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng mới được tính từ ngày đến hạn trả nợ gốc của hợp đồng đến hạn. Căn cứ hợp đồng cho vay đến hạn và hợp đồng cho vay mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hạch toán thu nợ gốc của Khoản vay đến hạn và cho vay theo hợp đồng mới, Bộ Tài chính hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước;
c) Thủ tục gia hạn nợ, cho vay lại theo quy định tại Khoản này phải được hoàn thành trước khi đến hạn trả nợ gốc chậm nhất là 05 ngày làm việc.
Trên đây là tư vấn xử lý các trường hợp đến hạn trả nợ gốc của ngân sách nhà nước cho Quỹ bảo hiểm xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 30/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật