Quỹ Bảo hiểm xã hội được đầu tư bằng những hình thức nào?
Đầu tiên, pháp luật hiện hành quy định Quỹ bảo hiểm xã hội khi đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc sau: Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư (Điều 3 Nghị định 30/2016/NĐ-CP).
Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP cũng giới hạn các hình thức mà Quỹ bảo hiểm xã hội được phép đầu tư như sau:
1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Cho ngân sách nhà nước vay;
c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trên đây là tư vấn về hình thức đầu tư của Quỹ Bảo hiểm xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 30/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật