Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc chi trả số tiền thi hành án khi bản án của Tòa bị hủy

Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc chi trả số tiền thi hành án khi bản án của Tòa bị hủy được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Đức, đang sinh sống tại Quảng Nam. Tôi có một thắc mắc mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Trường hợp quyết định giám đốc thẩm đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa chi trả số tiền thi hành án đã thu được thì giải quyết thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Đức_093***)

Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc chi trả số tiền thi hành án khi bản án của Tòa án bị hủy được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC  về thủ tục thi hành án dân sự và sự phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, theo đó:

Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại mà cơ quan thi hành án dân sự chưa chi trả số tiền thi hành án đã thu được (kể cả trường hợp thu qua việc bán tài sản của người phải thi hành án) thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền thi hành án đã thu được vào Ngân hàng theo kỳ hạn 01 tháng. Phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thực hiện theo bản án, quyết định mới có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là quy định về trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc chi trả số tiền thi hành án khi bản án của Tòa bị hủy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào