Tội dùng thủ đoạn xảo quyệt trộm cắp tài sản?
Nếu trong các cấu thành của tội chiếm đoạt được thực hiện bằng hình thức công khai trắng trợn, nhà làm luật không quy định tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt là tình tiết định khung tăng nặng, thì đối với các tội chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, bí mật, nhà làm luật lại quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt.
Dùng thủ đoạn xảo quyệt trước khi thực hiện hành vi trộm cắp là người phạm tội có những mánh khóe, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại và những người khác khó lường trước để đề phòng. Ví dụ: N và H yêu nhau, nhưng nhà H giàu có, nhiều lần N vay tiền của H để tiêu xài hoang phí, H đã góp ý cho N, nhưng N không tiếp thu mà còn bàn với Q là người có nhiều tiền án tiền sự về tội trộm cắp xe máy của H bán lấy tiền tiêu xài. Q đồng ý và bàn với N rủ H đi xe máy của H đến đê sông Hồng tâm sự để tạo điều kiện cho Q trộm cắp xe máy của H.
Thư Viện Pháp Luật