Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại được quy định trong Điều 8 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) và được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 16/2010/NĐ-CP, theo đó:
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;
2. Xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại, ra quyết định giải quyết bồi thường;
3. Tham gia tố tụng tại Toà án với tư cách là bị đơn trong trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường;
4. Thực hiện việc chi trả cho người bị thiệt hại và quyết toán kinh phí bồi thường;
5. Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
8. Báo cáo việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật