Trường hợp nào được coi là hành vi hành hung để tẩu thoát trong tội trộm cắp tài sản?

Trường hợp nào được coi là hành vi hành hung để tẩu thoát trong tội trộm cắp tài sản?

Đây là trường hợp sau khi đã trộm được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt đã có hành vi dùng vũ lực đối với chủ sở hữu hoặc những người khác, nhưng hành vi dùng vũ lực chưa gây ra thương tích hoặc nếu đã gây ra thương tích thì tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, thì tùy thuộc vào mức tỷ lệ thương tật, mà  người phạm tội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
 
Khi xác định trường hợp phạm tội này, cần phân biệt với người phạm tội hành hung không nhằm mục đích tẩu thoát mà nhằm giữ được tài sản. Nếu người phạm tội sau khi đã trộm được tài sản, bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài sản  bằng cách hành hung người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Trường hợp này, khoa học luật hình sự gọi là chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản. Ví dụ: Vũ Quốc H lẻn vào nhà chị Hoàng Kim D ở khu tập thể trộm được một chiếc máy tính xách tay, H vừa ra khỏi nhà chị D thì bị anh Vũ Thế Đ phát hiện đuổi bắt, khi anh Đ túm được tay H giằng lại chiếc máy vi tính thì bị H rút dao trong người ra đâm anh Đ một nhát vào tay, cố giữ bằng được chiếc máy tính để bỏ chạy.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội trộm cắp tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào