Quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân

Quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Nguyễn Linh Trang, email là trang**@gmail.com. Vừa rồi, tôi có lên Uỷ ban nhân dân tỉnh X để khiếu nại về hành vi của một cán bộ ở đây. Tôi rất thắc mắc về quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013.

Theo đó, quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân được quy định như sau:

a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;

c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;

d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tiếp công dân 2013.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào