Trách nhiệm tiếp công dân được quy định như thế nào?
Trách nhiệm tiếp công dân đã được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013.
Theo đó, trách nhiệm tiếp công dân được quy định như sau:
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
a) Chính phủ;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
c) Ủy ban nhân dân các cấp;
d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Các cơ quan của Quốc hội;
e) Hội đồng nhân dân các cấp;
g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm tiếp công dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tiếp công dân 2013.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật