Việc thăm dò khảo cổ được quy định như thế nào?

Việc thăm dò khảo cổ được quy định như thế nào? Bạn đọc Nguyễn Ngọc Tư, địa chỉ mail nguyen****@gmail.com hỏi: Tôi hoạt động cho một đơn vị chuyên về khảo cổ học, có chi nhánh tại Việt Nam. Cho tôi hỏi: Việc thăm dò khảo cổ được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới thăm dò khảo cổ được quy định tại Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL năm 2013 về Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, được hợp nhất từ Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009) và văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011), theo đó: 

Thăm dò khảo cổ bằng hoạt động đào thám sát trong lòng đất được quy định như sau:

1. Diện tích đào thám sát không quá 5m²/1 hố;

2. Không đào quá 5 hố thám sát trong một lần được cấp phép thăm dò khảo cổ.

3. Diện tích đào thám sát trong khu vực di tích kiến trúc được xem xét giải quyết theo yêu cầu cụ thể trong đơn đề nghị cấp phép thăm dò khảo cổ.

4. Việc thăm dò khảo cổ đối với di sản văn hóa dưới nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số86/2005/NĐ-CP.

(Điều 13 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thăm dò khảo cổ, được quy định tại Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!  

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào