Thẩm quyền của phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh trong việc thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ

Thẩm quyền của phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn mở một cơ sở kinh doanh đào tạo dịch vụ bảo vệ. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi thẩm quyền của phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về điều này? Xin chân thành cám ơn! Văn Nhân (nhanng***@gmail.com)

Thẩm quyền của phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:

Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:

a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), bao gồm:

Sản xuất con dấu; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất, mua, bán quần, áo, mũ quân phục, quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Kinh doanh máy, thiết bị (bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, trang thiết bị sản xuất): Máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh dịch vụ đặt cược; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in.

Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ vũ trường; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Cơ sở kinh doanh thuộc Quân đội và đơn vị sự nghiệp có thu của các cơ quan, tổ chức cấp trung ương và cấp tỉnh trên địa bàn quản lý.

Các cơ sở kinh doanh khác chưa được quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này; các cơ sở kinh doanh do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có văn bản ủy quyền.

b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an địa phương có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.

Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát quản lý và bảo vệ tư pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào