Từ bỏ quyền sở hữu trong quan hệ dân sự

Từ bỏ quyền sở hữu trong quan hệ dân sự được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là tân sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Vì cũng mới vào trường nên em chưa được học gì nhiều, tuy nhiên em cũng muốn tìm hiểu trước một số vấn đề. Em có đọc trước luật nhưng có nhiều điều còn chưa rõ. Anh chị cho em hỏi: Từ bỏ quyền sở hữu trong quan hệ dân sự được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị. Em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành của Bộ luật dân sự 2015 thì việc từ bỏ quyền sở hữu trong quan hệ dân sự được quy định như sau:

- Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.

- Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Việc từ bỏ quyền sở hữu trong quan hệ dân sự được quy định tại Điều 239 Bộ luật dân sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào