Chấm dứt quyền sở hữu trong quan hệ dân sự

Chấm dứt quyền sở hữu trong quan hệ dân sự dựa trên căn cứ nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là tân sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Vì cũng mới vào trường nên em chưa được học gì nhiều, tuy nhiên em cũng muốn tìm hiểu trước một số vấn đề. Em có đọc trước luật nhưng có nhiều điều còn chưa rõ. Anh chị cho em hỏi: Chấm dứt quyền sở hữu trong quan hệ dân sự dựa trên căn cứ nào? Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị. Em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu trong quan hệ dân sự sẽ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.

- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.

- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

- Tài sản bị trưng mua.

- Tài sản bị tịch thu.

- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

- Trường hợp khác do luật quy định.

Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu trong quan hệ dân sự được quy định tại Điều 237 Bộ luật dân sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào